Việc thay đổi quyền chọn sách giáo khoa lần này cho thấy,ọnsáchgiáokhoaMộtbướcthựchiệndânchủhọcđườk+ sport quản lý sách giáo khoa (như đã và đang làm) có lúng túng, bất cập.
Giáo viên chắt lọc nguồn học liệu để thiết kế bài giảng
Từ năm 2018 Bộ GD-ĐT công bố chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là chương trình thống nhất, cẩm nang cho cơ sở giáo dục phổ thông, giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục, cụ thể hóa thành chương trình nhà trường, lớp học.
Từ hiệu trưởng đến giáo viên phải tinh thông chương trình thì dạy học, giáo dục mới đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, phù hợp với tình hình của lớp, trường. Theo lẽ đó, việc bồi dưỡng, sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn để hiểu, vận dụng đổi mới, sáng tạo chương trình cần tiến hành xuyên suốt. Ngoài ra, cần kết hợp việc tự học của giáo viên và việc giám sát, kiểm tra thanh tra… để giáo viên hiểu chắc - đúng - sâu chương trình môn học.
Từ đó, giáo viên chắt lọc nguồn học liệu phong phú, chính thống để thiết kế bài giảng. Nếu bài soạn của giáo viên chuẩn mực, dễ hiểu, tinh gọn, gợi mở vận dụng thì chắc chắn học sinh hiểu bài, nhớ lâu, phát triển tốt, đạt yêu cầu cao ở các lần kiểm tra, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp.
Có cơ chế tạo sự linh hoạt, sáng tạo khi chọn sách giáo khoa
Chương trình thống nhất nhưng trong một khối lớp của một trường luôn tồn tại khác biệt giữa các lớp với nhau. Ngoài ra, cảm xúc một đơn vị kiến thức, một văn bản thì không phải ai cũng giống ai. Điều này dẫn đến thực tế, ví dụ cùng là môn lý lớp 10, thầy A chọn sách giáo khoa của nhóm tác giả X, cô B chọn sách của nhóm tác giả Y…
Dự thảo thông tư mới của Bộ GD - ĐT đặt ra một nguyên tắc (trong 3 nguyên tắc): Mỗi môn học, hoạt động giáo dục được thực hiện trong cơ sở giáo dục phổ thông ở mỗi khối lớp lựa chọn một sách giáo khoa. Điều này có thể triệt tiêu sự khác biệt của thầy cô, tạo lực cản giảng dạy linh hoạt, sáng tạo?
Nếu quản lý giáo dục làm đúng chức năng, nếu từng trường học, mỗi giáo viên có chương trình nhà trường, chương trình lớp học thì sách giáo khoa (sau khi được thẩm định) cứ về các nhà sách. Từ đó, phụ huynh, học sinh, thích sách nào mua sách ấy. Ngược lại, đã có bài soạn của thầy cô, có nguồn học liệu điện tử. Giáo viên từ đó tự biết, phải trang bị nhiều sách giáo khoa khác nhau cho môn học họ phụ trách vì cùng 1 vấn đề, các bộ sách giáo khoa khác nhau có thể tiếp cận khác nhau. Thực tế, có nội dung được biên soạn với yêu cầu khác nhau của những bộ sách giáo khoa khác nhau.
Do đó, chọn bài dạy của sách giáo khoa nào là quyền của giáo viên (khi thiết kế chương trình nhà trường) nhưng thống nhất trong tổ (nhóm) chuyên môn - bằng văn bản - khi soạn bài, lên lớp.
Với nhữngtrường học khó khăn về đội ngũ, về chất lượng học tập của học sinh hoặc trường ở vùng xa xôi, hẻo lánh, việc chọn sách giáo khoa thế nào? Trường hợp này cần có chương trình đặc thù cho thầy trò ở đó. Chẳng hạn, Bộ GD - ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa để giáo viên, học sinh - trong điều kiện khó khăn - được sử dụng nguồn học liệu phù hợp.
Chọn sách giáo khoa không đơn thuần bằng quyết định quản lý, mà đằng sau ấy, là thực hiện dân chủ học đường, từng bước xây dựng giáo dục trên nền tảng khai phóng - xu thế của giáo dục vị nhân sinh.
Những lý do nên giao nhà trường chọn sách giáo khoa
Trả quyền quyết định việc chọn sách cho trường là hợp lý. Vì trường nắm bắt được trình độ học sinh của mình. Tuy trong một tỉnh nhưng học sinh ở mỗi trường có năng lực khác nhau, chỉ có thầy cô dạy trực tiếp học sinh mới có thể chọn sách cho phù hợp với học sinh của mình. Trước đây việc chọn sách do hội đồng chọn sách của tỉnh, thành phố thực hiện nên dẫn đến trường hợp xảy ra là trường chọn sách A nhưng cuối cùng tỉnh, thành phố chọn sách B. Như vậy là không đáp ứng nhu cầu học sinh của trường.
Cũng có ý kiến cho rằng nên để việc chọn sách do hội đồng chọn sách của tỉnh, thành phố thực hiện như lâu nay, vì hội đồng chọn sách tỉnh, thành phố tập hợp được nhiều chuyên viên, thầy cô có đủ năng lực chuyên môn, có hiểu biết sâu để thẩm định việc chọn sách. Tuy vậy những thành viên hội đồng chọn sách tỉnh không thể đại diện cho hầu hết các trường và cũng không phải tất cả các thầy cô đó trực tiếp giảng dạy hầu hết các trường để nắm bắt được đặc điểm năng lực đối tượng học sinh. Chưa kể hội đồng chọn sách tỉnh, thành phố có thật sự khách quan, công tâm khi chọn sách mà không chịu tác động của những yếu tố khác là điều mọi người được quyền đặt ra.
Theo dự thảo thông tư mới hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của các trường do hiệu trưởng thành lập, mỗi trường là một hội đồng. Quy trình lựa chọn sách giáo khoa theo dự thảo thông tư cho thấy vai trò của tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn và của hiệu trưởng được đề cao, phát huy tối đa.
Thực hiện việc chọn sách theo dự thảo thông tư mới còn giúp giảm bớt hội đồng chọn sách giáo khoa cấp huyện, tỉnh, tiết kiệm được thời gian, tài chính, đáp ứng được nhu cầu thực tế nguyện vọng của thầy cô ở các trường là cần thiết.
Cũng có ý kiến cho rằng nếu giao việc chọn sách cho trường quyết định thì không đảm bảo chất lượng chọn sách, do năng lực chuyên môn thầy cô ở trường không cao bằng chuyên viên, thầy cô ở hội đồng chọn sách của tỉnh. Điều này không đáng lo ngại vì các bộ sách giáo khoa đã được Bộ GD-ĐT thẩm định trước khi đưa vào giảng dạy và hơn nữa có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau cho từng bộ môn nhưng tất cả các bộ sách giáo khoa do Bộ GD-ĐT thẩm định có cùng chung một chương trình và thống nhất nên chất lượng sách giáo khoa không khác biệt về nội dung, kiến thức.
Việc chọn sách nào để dạy không phải là yếu tố quyết định chất lượng dạy - học, mà phương pháp dạy- học như thế nào để phát huy năng lực phẩm chất của học sinh đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, mới là điều quan trọng.
Nguyễn Văn Lực
(Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)